Trong cuộc trò chuyện với Sinh Viên Việt Nam, anh chàng sinh viên năm 3 (ngành
Kinh tế đối ngoại,
đại học Ngoại thương cơ sở 2 TP. HCM) đã chia sẻ kinh nghiệm cùng những lời
khuyên cho những bạn đang gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng trước
đám đông.
Hùng biện tốt nhờ tập luyện Chào Đinh Đức Tâm, bạn nhận ra khả năng thuyết trình, hùng biện của mình từ lúc nào? Những năm tháng học ở trường THPT Lê Hồng Phong (TP. HCM), Tâm thường
tham gia diễn kịch, thuyết trình trước học sinh ở lớp và toàn trường.
Việc này đã củng cố khả năng tự tin, bình tĩnh và trình diễn của Tâm.
Nhờ đó, Tâm cứ tự nhiên mà nói. Có thể thấy được, để một người thuyết
trình, hùng biện tốt cần có sự rèn luyện.
Tâm có bị ảnh hưởng phong cách thuyết trình, hùng biện của một nhân vật nào đó không? Tâm không bị ảnh hưởng bởi bất cứ ai. Hùng biện thật ra là trình bày
đúng cá tính và con người mình. Sự bắt chước, theo Tâm là vô giá trị.
Cũng giống như tiền thật và tiền giả.
Vậy nếu tính cách và con người bạn là “giả”, là bắt chước, bạn có ấp ủ và nâng niu nó chăng?
Theo kinh nghiệm của Tâm, làm thế nào để một sinh viên có thể thuyết trình, hùng biện tốt? Có 3 yếu tố quyết định thành bại của một bài thuyết trình, hùng biện:
Sự tự tin, sự diễn đạt, bố cục. Sự tự tin giúp bạn bình tĩnh nhớ nội
dung bài hùng biện. Nếu bỗng chốc bạn quên những gì mình nói thì sự tự
tin cũng làm người khác “đánh giá cao” hơn và bạn có thể linh hoạt ứng
biến. Sự diễn đạt cũng quan trọng vì cách nói đôi khi quan trọng hơn
điều được nói.
Có thể chỉ bằng những ngôn từ
đơn giản nhưng với cách nói, giọng điệu, cử chỉ và thái độ thích hợp thì
người nghe sẽ vô cùng thích thú. Cuối cùng là bố cục, ý cần nói được
sắp xếp, diễn đạt hợp lý. Khi bạn nói xong, dù người nghe không nhớ hết
những điều bạn nói nhưng ít ra họ nhớ tính lôgíc trong lập luận của bạn.
Có 2 yếu tố giúp bạn nói tốt trước đám đông. Đó là sự luyện tập và
năng khiếu. Trong đó, sự luyện tập sẽ giữ vai trò quyết định.
[You must be registered and logged in to see this image.] Miễn bình luận những comment chê bai Mình
thấy nhiều bài báo nói về clip Vì sao người ta nói nhiều? của Tâm, còn
thông tin cá nhân hoặc phát biểu của Tâm trên báo rất ít. Vì sao vậy? Đời sống của Tâm trong vòng một tuần sau cuộc thi bị quấy tung vì các
cú điện thoại phỏng vấn. Tâm chỉ nhận phỏng vấn của 4 báo vì có mỗi một
chuyện mà cứ phải lặp đi lặp lại hoài (Cười).
Về
những đánh giá xôn xao quanh “hiện tượng nói nhiều” Đinh Đức Tâm trên
các phương tiện truyền thông, điều gì khiến bạn hài lòng, tự hào và có
điều gì khiến bạn không vui? Với
Tâm, thi xong, đoạt giải nhất xong là xong. Tuy nhiên, phần thi đã được
quay clip và tung lên mạng, gây nên một hiện tượng. Vậy phải chăng,
người ta đang bàn luận xung quanh một điều mà kết quả của nó đã được
định đoạt.
Như vậy, việc to nhỏ ấy hoàn toàn “vô hại” đối với Tâm.
Tâm bất ngờ khi thấy clip hùng biện của mình xuất hiện trên mạng, nhất
là khi clip lan truyền rất nhanh. Sau đó là cảm giác vui vì có nhiều
bạn thích và ủng hộ. Tuy nhiên cũng có những người “xì xào” về cái cách
nói “ẹo” hay sự nghi ngờ về “tính cách” của Tâm. Tâm cũng có một chút
buồn. Sau đó thì bỏ qua. Thái độ của Tâm là “phẳng” và “trơ” trước bất
cứ comment chê bai nào. Lời khen thì Tâm chân thành cảm ơn. Những
comment chê thì Tâm im lặng.
Cảm ơn bạn! Vì sao bạn chọn học ngành Kinh tế đối ngoại? Mình chọn ngành Kinh tế đối ngoại vì nó phù hợp với khả năng và sự yêu
thích của mình. Vì mình rất thích ngoại ngữ nên chắc chắn sẽ theo ngành
học của mình đến cùng.
Bạn tự đánh giá tính cách bản thân như thế nào? Linh hoạt, công tư phân minh, yêu thương, quan tâm những người xung
quanh... Nói chung là tốt tính. Lối sống thì thiên về tình cảm. Tính Tâm
chuộng sự sòng phẳng. Nếu người này đã giúp Tâm ở bất cứ hình thức nào,
thì một ngày gần đấy Tâm sẽ nhất định tìm cơ hội giúp đỡ lại.
Bình thường, bạn có phải là người nói nhiều không? Tâm ít nói. Điều này thầy cô có thể “làm chứng”. Tuy nhiên, “đụng
chuyện” hay gặp vấn đề nghiêm túc, thì Tâm sẽ nói nhiều. Nhưng nói nhiều
khác “nhiều chuyện” và “nói quá nhiều”. Bạn có thể xem clip Vì sao ta
phải nói nhiều để biết thêm chi tiết (Cười).